SSD là loại ổ cứng thể rắn, có rất nhiều ưu điểm như tốc độ cao, chống shock, hoạt động mát mẻ bền bỉ giúp máy tính thay đổi hiệu năng tổng thể rõ rệt. Nhưng nâng cấp ổ cứng ssd nào ? Đó lại là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Tuanphong.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ổ cứng SSD, những điều cần biết và lưu ý khi nâng cấp SSD.
- Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh hơn (Thay vì mất vài phút chờ đợi thì chỉ cần 10-30s)
- Việc chép/xuất dữ liệu ra thiết bị khác nhanh hơn
- Hoạt động các phần mềm trên máy nhanh hơn
- Bảo vể dữ liệu cực tốt do thiết kế thể rắn có khả năng chống sốc cao cộng với được làm bằng linh kiện tốt nên bền hơn
- Hoạt động ít tiếng ồn hơn, tản nhiệt hiệu quả hơn
- Hiệu năng tổng thể của máy tính cũng thay đổi rõ rệt
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại sao nên nâng cấp ổ SSD
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới quyết định nâng cấp SSD, tuy nhiên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau mà người dùng thường tính đến việc nâng cấp ổ cứng lên SSD cho máy tính:
- Ổ cứng HDD hiện tại đã cũ, có dấu hiệu kêu ồn và nhanh nóng hơn.
- Máy tính báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”
- Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector.
- Máy tính không thể khởi động do ổ cứng bị hỏng khiến máy tính không thể nạp hệ điều hành khi mở máy.
- Không thể cài bất cứ ứng dụng hoặc cài hệ điều hành do ổ cứng bị rung lắc dẫn tới bề mặt đĩa bị ma sát với kim từ quá mạnh, gây lỗi và mất dữ liệu hệ điều hành.
- Chỉ đơn giản bạn muốn tăng tốc máy tính chạy nhanh hơn, khởi động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
Việc lựa chọn đúng chuẩn SSD là rất cần thiết trong việc nâng cấp ổ cứng SSD, nếu như bạn chỉ thay HDD cũ sang SSD thì đó là SSD chuẩn 2.5 Inch. Ngoài chuẩn 2.5 Inch một số máy tính còn có thêm khe cắm chuẩn khác như:
- SSD chuẩn Mini Sata (mSata) chuẩn msata có kích thước khá nhỏ và dễ bị nhầm lẫn với m2 sata 2242, các bạn mua chuẩn này chú ý là ốc của ssd mSATA nằm ở 2 góc của ổ khác với SSD M2SATA ốc nằm ở giữa.
- Ngoài ra còn có SSD chuẩn M2 SATA chuẩn ssd này có kích thước chiều rộng 22mm và chiều dài có khá nhiều kích cỡ 2242(22x42mm), 2260(22x60mm) và 2280 (22x80mm). Trong đó chuẩn M2 SATA 2280 là thông dụng hơn cả.
- Đặc biệt nếu như máy bạn có hỗ trợ PCI-Express thì không nên bỏ qua SSD chuẩn M2-PCIE, chuẩn ssd này có băng thông PCIE 32Gb/s với tốc độ gấp 5 lần so với ổ ssd SATA 6Gb/s thông thường. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ xem máy tính của mình có hỗ trợ chuẩn này hay không nếu như không muốn mất thời gian để đổi sang ổ ssd khác.
- Hiện nay ổ cứng SSD có các NAND Flash thông dụng như SLC, MLC và TLC. Về độ bền thì sắp xếp theo thứ tự SLC > MLC > TLC, về tốc độ thì theo thứ tự TLC > MLC > SLC. Để tìm hiểu thêm về Nand Flash của ổ cứng mời bạn đọc thêm bài viết Nand Flash Memory là gì ?
- Việc quyết định được tốc độ hay độ bền rất cần thiết cho bạn trong việc nâng cấp ổ cứng ssd, nếu như máy tính của bạn đã được sản xuất từ khoảng 2012 trở lại và chỉ sử dụng chuẩn SATA I hoặc SATA II cho kết nối của mình thì việc sử dụng một ổ cứng TLC có tốc độ cao là không cần thiết. Ví dụ như nếu bạn mua một ổ cứng SATA III có tốc độ > 500MB/s mà máy tính của bạn chỉ sử dụng giao tiếp SATA II 300MB/s thì ổ cứng của bạn chỉ có thể chạy tối đa là 300MB/s, rất lãng phí. Lúc này việc sử dụng ổ cứng MLC có độ bền lớn hơn là điều cần thiết.
- Nếu như máy bạn là máy đời mới bạn vừa cần tốc độ và vừa cần độ bền thì có thể tham khảo ổ cứng ssd samsung 850 evo dòng ổ này có cả 3 chuẩn 2.5 Inch, mSata và M2 SATA để bạn lựa chọn. Và nếu như máy tính của bạn có hỗ trợ PCI-Express thì đừng bỏ qua ổ cứng hỗ trợ chuẩn này vì tốc độ gấp 5 lần ssd sử dụng giao tiếp SATA III thông thường và độ bền thì cũng không thua kém.
- Khi nâng cấp ổ cứng SSD bạn sẽ thừa ra một ổ cứng HDD sẽ phải xử lý thế nào với ổ cứng này? Đừng lo vì nếu máy tính của bạn có hỗ trợ ổ đĩa CD/DVD thì bạn có thể sắm cho mình một chiếc caddy bay để có thể gắn thêm 1 ổ cứng HDD vào trong máy. Trường hợp máy tính của bạn không có CD/DVD thì hãy mua cho mình một box ổ cứng gắn ngoài
- Hạn chế ghi, chép dữ liệu quá nhiều lên ổ SSD bởi ổ SSD thường được sử dụng để tăng hiệu suất truy cập dữ liệu, cách tốt nhất là lưu dữ liệu trên ổ HDD.
- Tránh dùng các công cụ chống phân mảnh ổ đĩa trên SSD bởi việc chống phân mảnh ổ đĩa SSD chỉ càng làm giảm số lần đọc ghi của ổ SSD mà thôi.
- Nên sử dụng ổ SSD cho cài phần mềm, hệ điều hành, trong khi để dùng ổ HDD để lưu trữ dữ liệu, tất nhiên nên tránh để ổ SSD bị đầy bởi nó sẽ làm giảm hiệu suất lưu trữ thông tin và khả năng đọc ghi.
Cám ơn các bạn đã quan tâm. Chúc bạn nâng cấp ổ ssd thành công !