1 - Cổng giao tiếp
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, người dùng có thể lựa chọn 4 cổng giao tiếp sau: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0. Với mainboard hoặc laptop đời cũ chỉ hỗ trợ SATA2, nên chọn mua ổ cứng SSD có cổng giao tiếp SATA2. Để phát huy hết hiệu năng của SSD thì SATA3 được quan tâm nhiều hơn cả. Riêng cổng USB nên lưu ý có thể sẽ nghẽn băng thông, khi sao chép/di chuyển dữ liệu sẽ chậm chạp. PCI Express thì hơi hiếm trên thị trường, và có tốc độ khá cao, bạn nên chọn giải pháp này khi máy tính không hỗ trợ SATA3.
2 - Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes)
Các con số 550MB/s, 520 MB/s có lẽ sẽ rất hấp dẫn đối với hầu hết người tiêu dùng vì nó đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như ổ cứng SSD không thể đạt được tốc độ này. Nó chỉ là những con số trên lý thuyết, bạn chỉ nên đọc để tham khảo.
3 - Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (Random Read/Write) thường tính trên 4KB
Đây mới là con số bạn cần quan tâm khi mua ổ cứng SSD. Việc phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ như tệp tin hệ thống hệ điều hành, các cache, cookies của trình duyệt web, file save game, file văn bản, hình ảnh, tài liệu…diễn ra thường xuyên với số lượng lớn. Các thông số IPOS lớn hơn đồng nghĩa với tốc độ đọc các file nhỏ của ỏ cứng SSD cao hơn.
4 - Thành phần bộ nhớ
Thông thường các ổ cứng SSD dùng cho các nhân bán trên thị trường đều dùng MLC – Multi level cell, còn loại dùng cho doanh nghiệp thì dùng SLC – Single level cell. Loại này hoạt động ổn định hơn, nhưng giá thành cao hơn.
5 - Điện năng tiêu thụ
Thông thường các ổ cứng SSD (SATA2, SATA3) có mức tiêu thụ điện năng khoảng 3W. Trên thực tế con số này có thể dao động, cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào hiệu năng của ổ cứng SSD.
6 - Tính năng đi kèm
Tất cả các ổ cứng SSD hiện nay đều hỗ trợ lệnh TRIM, giúp hệ điều hành chủ động xem xét và xóa bỏ những dữ liệu không còn được dùng. Việc này giúp cho ổ cứng hoạt động mượt mà hơn, tăng tuổi thọ của ổ cứng. Đối với những máy tính dùng hệ điều hành XP hoặc Vista do không có hỗ trợ lệnh TRIM nên hãy bỏ kích hoạt lệnh này, nếu không rất có thể sẽ làm ổ cứng hỏng, sau đó bạn phải loay hoay tìm cách sửa ổ cứng.