Mình thấy các bạn hay hỏi "nâng cấp ổ cứng SSD ở đâu uy tín", hay "nên nâng cấp ssd hãng nào" ?. Để giải đáp thắc mắc của các bạn, chúng mình cùng nhau tìm hiểu về SSD xem nó có sự khác biệt thế nào mà cùng 1 mức dung lượng mà giá thành lại chênh nhau đến tiền triệu.
Xét trên quan điểm dễ hiểu thì như này: SSD có cấu tạo cơ bản gồm chip nhớ (nand flash), chip điều khiển (controller) và có thể có thêm dram cache. Tốc độ SSD như vậy phụ thuộc vào NAND và Controller là chủ yếu. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào máy và phần mềm test ( cái này nói sau).
NAND gồm có các loại như sau: SLC > MLC > TLC và mới ra loại QLC. Các loại này theo thứ tự như trên là từ ngon > kém và từ đắt cho tới rẻ (SLC đắt nhưng tốt,...). Và trước đây công nghệ chế tạo của nó là 2D (phẳng) còn hiện nay là 3D (32/48/64 hay mới nhất là 72/96 layer tuỳ hãng. Nhiều Layer thì ngon và bền hơn nhưng khó chế tạo hơn). Như vậy ta sẽ thấy là có loại 2D MLC , 2D TLC , 3D MLC, 3D TLC,...
Loại SLC siêu bền siêu đắt ko đề cập tới. MLC thì cho độ bền và hiệu năng tốt giá hợp lý, trước đây khi chưa có TLC thì hầu hết đều dùng MLC (bỏ qua synchronous và asynchronous), hiện nay thì chủ yếu là TLC với độ bền kém hơn, hiệu năng kém hơn nhưng giá thành rẻ hơn. Và tiếp tục mới ra mắt loại QLC kém hơn TLC
Controller thì chủ yếu có các loại sau: Sandforce, Marvell, Silicon motion, Samsung,... Không đi sâu quá thì ta có thể nói đơn giản là trước đây các ổ cứng chủ yếu dùng Sandforce 2281 và Marvell 918x ngoài ra thì ssd samsung dùng cây nhà lá vườn là controller của chính samsung.
Phần mềm kiểm tra thì có rất nhiều loại và mỗi loại test theo 1 khía cạnh khác nhau chứ ko phải là giống nhau hết đâu (Crystaldiskmark/ ATTO/ AS SSD/...).
Ở đây xét riêng 2 loại Crystaldiskmark và ATTO hay được sử dụng. Kiểm tra Crystaldiskmark sử dụng dư liệu ko nén còn ATTO sử dụng dữ liệu nén (tại sao lại nói cái này thì xem tiếp bên dưới)
Ổ samsung xét riêng ta đều biết là ngon rồi nên bỏ qua ko đề cập nhé. Giờ tập trung vào giải thích tại sao cao thấp này kia.
1. SSD MLC dùng controller Sandforce 2281 ( đây là ssd đời cũ khá lâu rồi như Kingston V300, Intel 520/525/530/535 và nhiều loại khác nữa) loại này có nhược điểm là hoạt động với dữ liệu ko nén kém (ổ càng đầy sẽ thấy tốc độ ghi tuần tự càng chậm) cho nên với ssd dạng này ta sẽ thấy là kiểm tra với crystal cho kết quả rất khác với atto và hầu hết các hãng dùng kết quả atto để công bố ^^ (công bố 500/500 nhưng test crystal chỉ thấy đc 500/200 >> 500/300 >> 500/400 tuỳ ổ còn trống nhiều ít. Test ATTO vẫn đạt 500/500 nha. Nhiều bác ko biết lại bảo nó lừa đảo hay thông số công bố ko chuẩn :))
2. SSD MLC dùng Controller Marvell 918x loại này tốc độ ngon chuẩn với cả 2 phần mềm và thường đc gọi là "ssd cao cấp".
3. SSD TLC dùng controller Silicon/ Marvell... Ở đây sẽ nói đến nhược điểm NAND TLC. Loại này có nhược điểm là độ bền chỉ ~ 1/10 loại MLC và ngoài ra nó có 1 điểm yếu nữa (dù 2D TLC hay 3D TLC đều thế, măc dù 3D TLC ngon hơn nhung vẫn có điểm yếu này, là tốc độ ghi rất thấp bù lại nó rẻ hơn. Để giải quyết các nhược điểm của TLC thì các hãng sử dụng 1 thứ gọi là "công nghệ SLC cache" tức là bổ xung 1 phần SLC nhỏ (vì rất đắt) giúp giải quyết 2 vấn đề (tăng tuổi thọ của ổ vì slc rất bền) + tăng tốc độ của ổ (vì slc rất nhanh)
Nguyên tắc hoạt động thì dữ liệu qua controller sẽ ghi lên SLC trước (như vậy sẽ có tốc độ cao) và sau đó trong thời gian "rảnh rỗi" thì nó sẽ chuyển cái dữ liệu này vào TLC để làm trống SLC đảm bảo cho việc tiếp tục có tốc độ cao khi cần đến). Nhưng vì nó bé nên nếu ghi nhiều 1 lúc sẽ nhanh tràn cache và lúc đó dữ liệu sẽ ghi thẳng lên TLC >> thấp tè. Cho nên tại sao loại MLC cao cấp sau này nó hay quảng cáo là "True Speed" tức là đảm bảo tốc độ ổn định chứ ko phải kiểu "làm màu như bọn TLC" chỉ nhanh 1 chút ở phần cache thôi sau đó tụt thê thảm.
Trước đây các ổ giá rẻ đều sử dụng công nghệ SLC cache này nhưng hiện nay chắc để cắt giảm chi phí các hãng có lẽ bỏ luôn SLC cache rồi nên speed ssd càng ngày càng thấp (dòng giá rẻ) vì dữ liệu ghi trực tiếp vào TLC luôn
Ngoài ra còn 1 khía cạnh nữa đó là về NAND. Không phải loại MLC hay TLC nào cũng giống nhau. Trong 1 lô sản xuất sẽ có phần "ngon" và "không ngon". Phần ngon đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao sẽ được bán giá cao, phần không ngon và thải loại sẽ bán với giá thấp thu hồi vốn (ko có chuyện nó vứt đi đâu).
Để phân biệt thì chia ra 3 loại NAND cơ bản: Loại 1 đầy đủ thông số nguồn gốc tên hãng logo, loại 2 chỉ có 1 phần ký tự chứ ko có logo, loại 3 là trắng xoá ko có thông tin.
Loại 1 ngon nhất các hãng dùng sản xuất SSD hay bán cho bọn làm điện thoại, kém hơn chút hoặc vụn vặt sẽ tận dụng sản xuất thẻ nhớ / usb/... Loại 2-3 sẽ đem bán thông qua các cty sân sau cho các thương lái (ko có logo nhãn hiệu trên nand để ko ảnh hưởng tên tuổi của hãng. Bọn thưong lái này sau khi mua về nó sẽ lọc lại phân loại bán kiếm lơi. Cái nào còn sài đc nó sẽ làm ssd, tận dụng làm usb thẻ nhớ hay ....với các tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn
Công nghệ chế tạo SSD đơn giản (controller + nand đều là đóng gói sẵn chỉ việc dập lên bảng mạch ) nên hiện giờ đẻ ra rất hãng và thương hiệu.
Các hãng nhỏ thường sử dụng các linh kiện chủ yếu là nand kém chất lượng (nand là thành phần đắt tiền nhất trong ssd) được thải loại ra vì vậy tốc độ thường "ko ổn định" và độ bền "hên xui". Tuỳ lô có lô thì chip hãng này lô khác lại chip hãng khác.
Sự khác biệt lớn nhất giữa SSD và HDD là ở điểm read 4K (tức là tốc độ đọc các file nhỏ ~ 4KB, hệ điều hành hay các phần mềm đc cấu tạo bởi rất nhiều file này ). SSD cao cấp thông thường 30-40, ngon nhất ~ 50-60, loại rẻ cũng đc 15-20 cá biệt loại cùi thì 5-10 :)) nhưng vẫn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với HDD thường đạt loanh quanh 0.5 -1 thôi, ngon nhất ~ 2.
Về tiêu chí lựa chọn thì ai cũng thích hàng rẻ, càng rẻ càng tốt nhưng xét về hiệu quả thì tới 1 mức độ nào đó mua rẻ sẽ lại thành đắt, vì sao? Vì đôi khi chỉ vì tiết kiệm đc 50-100-150k nhưng dữ liệu ko đảm bảo an toàn, ngoài việc mất dữ liệu thì còn mất thời gian (kể cả có là 1 đổi 1 thì cũng mất thời gian chạy đi đổi, cài lại win/ soft,..).
Đặc biệt, ổ kém phẩm chất mà dùng tác vụ nặng liên tục thì nóng quá sẽ gây hư hỏng linh kiện hoặc treo đơ giật lag. Tuổi thọ thực tế ổ "xịn" sẽ bền hơn rất nhiều so với ổ mới nhưng loại 2 loại 3.
Bạn chỉ nên nâng cấp ổ cứng SSD giá rẻ khi máy của bạn đã quá cũ hoặc nhu cầu sử dụng không nhiều như lướt web, đọc văn bản ... và nếu chọn dòng ổ cứng này thì nên chọn nâng cấp SSD ở những cửa hàng uy tín, am hiểu về SSD để có thể tư vấn chính xác nâng cấp SSD phù hợp với nhu cầu của bạn
P/s: Hi vọng các bạn sẽ sớm chọn được SSD phù hợp với nhu cầu công việc của mình và luôn nhớ: "Tiền nào của nấy"
Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tới.
Cao Tiến