(024)33 811 1880971 881 886
(Mở cửa: 9h - 18h30)

Hướng dẫn thủ thuật khắc phục sự cố ổ SSD

2.368 ngày trước

Sự cố SSD:

Hãy cùng điểm qua một số dấu hiệu cảnh báo sự cố của SSD. Bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể cho thấy ổ đĩa sắp bị hỏng:

  • Không thể đọc hoặc ghi dữ liệu vào ổ đĩa.
  • Máy tính chạy cực kỳ chậm.
  • Máy tính không thể khởi động, màn hình hiện dấu chấm hỏi (đối với Mac) hoặc lỗi "Không tìm thấy thiết bị khởi động" (đối với Windows).
  • Máy thường xuyên báo lỗi BSOD (Blue Screen of Death / Black Screen of Death)
  • Các ứng dụng bị treo hoặc báo lỗi.
  • Ổ đĩa chỉ cho phép đọc

Hướng dẫn thủ thuật khắc phục sự cố ổ SSD 1

Cách xử lý SSD:

1. Vấn đề phần cứng:

Hãy bắt đầu với những bước cơ bản sau: Tắt máy tính sau đó mở lên lại. Nếu bạn có thể quan sát trực tiếp SSD (giả sử bạn đang dùng để thay thế cho ổ cứng cơ), hãy tìm bất kỳ dấu hiệu hoạt động nào, chẳng hạn như nó có truyền dữ liệu, tức có chớp đèn LED không? Nếu SSD đang khởi động, vấn đề có thể do lỗi cấu hình phần mềm. Trong trường hợp không tìm thấy dấu hiệu hoạt động nào, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Tắt máy tính và rút phích cắm điện. Nếu là máy tính xách tay, hãy tháo pin ra nếu có thể. Thay SSD bằng một ổ cứng cơ, có cùng kiểu kết nối vật lý để truyền dữ liệu và cấp nguồn. Kiểm tra những sợi cáp này đã ở đúng vị trí chưa.

Cũng nên xem xét các kết nối ngoại vi khác. Có vấn đề nào phát sinh từ khi lắp đặt thiết bị gắn ngoài mới không? Có khả năng một thiết bị gắn ngoài góp phần vào vấn đề này, do đó hãy rút ra bất kỳ thiết bị ngoại vi nào không cần thiết đến hoạt động cơ bản của máy tính và xem vấn đề đã được khắc phục chưa.

2. Vấn đề hệ thống tập tin và phần mềm:

Có thể không phải do lỗi phần cứng - thay vào đó, một ứng dụng không đáng tin cậy cũng có thể là nguyên nhân. Để khắc phục, khởi động lại máy tính trong chế độ Safe Mode và xem còn gặp vấn đề nữa không. Safe Mode hoạt động với các trình điều khiển tối thiểu, có thể là cách hữu ích để nhận biết phần mềm đang làm sự cố máy tính của bạn.

Cách cho phép Safe Mode:

+ Mac: Khởi động lại, ấn giữ phím Shift trên bàn phím.

+ Windows: Ấn F4 trong khi đang khởi động.

Hãy chắc chắn bạn đang dùng hệ điều hành nguyên gốc, các trình điều khiển và phần mềm trọng yếu đã được cập nhật. Chạy công cụ cập nhật phần mềm hệ thống được tích hợp trong máy tính của bạn, thông qua Mac App Store đối với máy tính Mac hoặc Windows Update đối với máy tính Windows.

Hệ thống tập tin bị hỏng hoặc lỗi cũng góp phần làm cho hệ thống lưu trữ không ổn định. Chạy phần mềm tiện ích ổ đĩa yêu thích của bạn để đánh giá sức khỏe hệ thống tập tin được cài đặt trên SSD và xem nó có tìm thấy bất kỳ vấn đề nào cần được giải quyết không.

Vấn đề thứ ba của phần mềm đó là bản thân hệ điều hành. Bạn có thể thử cài đặt lại hệ điều hành thông qua công cụ khôi phục tích hợp sẵn để xem có sửa được lỗi trong SSD không.

3. Lỗi S.M.A.R.T:

S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology) là công nghệ tự chẩn đoán được tích hợp trong ổ cứng, được dùng để xác định các vấn đề có khả năng xảy ra. Trạng thái S.M.A.R.T cũng được thông báo bởi các SSD. Thông tin đó được các tiện ích ổ đĩa và hệ điều hành thu thập và sẽ báo cáo vấn đề khi chúng nảy sinh.

Cũng giống như ổ cứng cơ, khi SSD báo một lỗi S.M.A.R.T, không hẳn là nó sắp chết. Cần hiểu rõ mỗi lỗi cụ thể đang được báo cáo và nó có ý nghĩa gì. Ví dụ, có phải ổ đĩa chỉ đơn giản là vượt ngưỡng của một giá trị hoạt động hay không? Đó có phải là vấn đề thường lặp lại không?

Việc đọc và diễn giải các thông tin trạng thái S.M.A.R.T từ một ổ đĩa có thể gặp khó khăn, bởi vì các thông tin được báo cáo từ thiết bị (HDD, SSD) sang nơi khác (chương trình phần mềm) có sự thay đổi. Cách thức mà các tiện ích ổ đĩa khác nhau diễn giải thông tin đó cũng rất quan trọng. Bất luận thế nào, các cảnh báo lặp đi lặp lại cần phải được phân tích kĩ hơn.

4. Firmware SSD hoặc BIOS bo mạch chính đã lỗi thời:

Con trỏ bị treo? Máy báo màn hình xanh BSOD (Blue Screen of Death) trên Windows, hoặc màn hình đen BSOD (Black Screen of Death) trên Mac? Có khả năng lỗi do SSD vì firmware của nó đã lỗi thời. Các vấn đề firmware trên SSD thường giống với các lỗi phần cứng.

Nếu bạn lắp đặt SSD của bên thứ ba vào máy tính của mình, hãy kiểm tra xem nhà sản xuất SSD nào để đảm bảo firmware của bạn đã được cập nhật. Intel, Samsung, SanDisk và những nhà sản xuất khác tạo ra các ứng dụng cập nhật có sẵn để tải về từ trang web của họ. Apple cung cấp bản cập nhật firmware cho SSD thông qua Mac App Store, nhưng hãy kiểm tra các nhà sản xuất SSD riêng biệt nếu bạn đã nâng cấp máy Mac của mình bằng một ổ khác. Nếu có bản cập nhật, hãy cài đặt nó, khởi động lại máy và xem có khắc phục được vấn đề chưa.

Nếu bạn đang xử lý sự cố máy tính, ở đây là SSD, hãy đảm bảo firmware BIOS hoặc EFI đã được cập nhật. Không có firmware nào áp dụng được cho mọi thiết bị cả, do đó, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tiến hành hết sức thận trọng. Cập nhật sai firmware BIOS hoặc làm không đúng cách có thể gây hỏng máy tính của bạn.

5. Nhờ chuyên gia giúp đỡ:

Nếu những thủ thuật trên không giúp được bạn trong việc chẩn đoán hoặc giải quyết các vấn đề của SSD, đừng hoảng hốt. Bước tiếp theo là hãy nhờ ai đó kiểm tra giúp. Mang máy tính của bạn đến gặp kỹ thuật viên hoặc dịch vụ mà bạn tin tưởng và nhờ họ cố gắng khắc phục sự cố. Với sự phát triển của ổ đĩa thể rắn trong những năm qua, việc tìm kiếm một kỹ thuật có kinh nghiệm để giúp bạn không phải là vấn đề.

Các tin liên quan